12- CÔNG BẰNG 

 

Để thực hiện một cách tốt đẹp những công việc giáo dục có tính cách bề ngoài đối với thụ giáo nhân, như coi sóc, chỉ bảo và thưởng phạt chúng, và để mang lại những thành qủa mỹ măn cho thụ giáo nhân qua những công việc giáo dục này, chỉ giáo nhân, dù tự nhiên có yêu thương thụ giáo nhân mấy đi nữa, cũng không thể nào thực hiện những công việc giáo dục hệ

trọng đến sự h́nh thành phẩm cách cao qúi của con người như vậy một cách thất sách, nghĩa là một cách bất công và bất nhất đối với thụ giáo nhân, hay một cách thiếu tin tưởng và thông cảm chúng. Chỉ cần thiếu một trong bốn tính cách giáo dục thật là thiết yếu này, công bằng, nhất trí, tin tưởng và thông cảm, chứ chưa nói đến thiếu, về phẩm cũng như lượng, hai, ba hoặc cả bốn tính cách giáo dục ấy, chỉ giáo nhân đă gặp khó khăn lắm rồi. Trong bốn tính cách giáo dục quan thiết này, hai tính cách đầu, công bằng và nhất trí, có tính cách tiêu cực, và hai tính cách sau, tin tưởng và thông cảm, có tính cách tích cực. Và, trong hai tính cách giáo dục có tính cách tiêu cực là công bằng và nhất trí, công bằng trong việc giáo dục là tính cách căn bản nhất. Tính cách công bằng trong công việc giáo dục được áp dụng vào ba phương diện khác nhau như sau:

* Công bằng giữa thụ giáo nhân và chỉ giáo nhân;

* Công bằng giữa thụ giáo nhân và thụ giáo nhân với nhau;

* Công bằng giữa thụ giáo nhân và việc giáo dục thụ giáo nhân.

 

 CÔNG BẰNG GIỮA THỤ GIÁO NHÂN VÀ CHỈ GIÁO NHÂN

 

 Công bằng giữa thụ giáo nhân và chỉ giáo nhân ở chỗ, trong tâm trí, lời nói cũng như tác hành, chỉ giáo nhân phải luôn luôn tôn trọng thụ giáo nhân, bất kể thụ giáo nhân có dốt nát, ngu muội, kém cỏi, đần độn, hư hỏng, xấu xa, tội lỗi, xấu xí, vụng về, thậm chí bất kính và vô lễ với chỉ giáo nhân đến đâu đi nữa. Bởi v́, chúng cũng là một con người như chỉ giáo nhân, chứ không phải là một con vật. Bởi v́, chúng là hậu sinh của chỉ giáo nhân, không hay chưa hiểu biết, khôn ngoan và kinh nghiệm bằng chỉ giáo nhân là tiền bối và là chỉ giáo nhân của chúng trong tư cách và phẩm cách làm người. Nhất là, bởi v́, chúng là huyết nhục của chỉ giáo nhân, được chỉ giáo nhân yêu thương, một t́nh yêu, theo tinh thần của nó, làm cho chủ thể

yêu, tức cha mẹ, theo t́nh, trở thành b́nh đẳng với đối tượng yêu, tức con cái của ḿnh, mà đă b́nh đẳng, th́ việc đối xử

công bằng với nhau phải được tôn trọng trước hết, nhất là, công bằng ở chỗ, lớn phải nhường bé, chỉ giáo nhân phải nhường

thụ giáo nhân, mới hợp lư. Căn cứ vào những nguyên lư, nguyên do và nguyên tắc về công bằng trên, đối với thụ giáo nhân,

chỉ giáo nhân nên để ư đến phần thực hành sau đây:

-Không được bắt thụ giáo nhân làm một việc ǵ mà chính chỉ giáo nhân, dù hết sức cố gắng, cũng không thể làm được. Thí dụ, phạt thụ giáo nhân qùi gối giang tay cả tiếng đồng hồ liên tục.

-Không được xỉ vả, nhục mạ, khinh bỉ thụ giáo nhân một cách thậm tệ như con chó, con ḅ, con lợn, con ngựa, con đĩ, con điếm, con quỉ v.v.

-Không được đánh đập chúng một cách vũ phu, tơi bời, túi bụi, như đánh một con ḅ không chịu kéo cầy, một con chó ăn vụng, một con lừa đần độn, một con ngựa ĺ lợm, một con heo tham lam, một con khỉ trêu người .v.

-Không nên coi thường những cố gắng và công tŕnh của thụ giáo nhân đă nỗ lực thực hiện theo khả năng của chúng, dù những thành qủa ấy chẳng là ǵ, chẳng hay ǵ, chẳng hợp ǵ đối với chỉ giáo nhân.

-Không nên phủ nhận thiện chí của thụ giáo nhân, khi chúng muốn cởi mở, đóng góp, xây dựng, nhất là khi việc làm của chúng lại, trực tiếp hay gián tiếp, đụng chạm đến chỉ giáo nhân, bằng cách bắt chẹt, bắt bẻ, bác bỏ, phủ đầu, đe dọa, trách móc. chửi rủa chúng, làm cho chúng cụt hứng, sợ hăi, chùm chăn, rụt ṿi, không bao giờ dám hé môi với chỉ giáo nhân

nữa.

-Không nên pha ḿnh vào lănh vực trách nhiệm và quyền lợi hoàn toàn trực tiếp thuộc về thụ giáo nhân, khi không có lư do chính đáng liên hệ đến ích chung, hay khi không có sự đồng ư của chúng về cái liên quan đến ích riêng của chúng, bằng

những dọa nạt, nài ép, cưỡng bách, âm mưu, để thực hiện cho bằng được ư của chỉ giáo nhân, nhất là những ư đó có dính dáng đến quyền lợi và ích lợi của chỉ giáo nhân. Chẳng hạn, chỉ v́ ḿnh thích văn nghệ mà bắt con cái không thích văn nghệ và không có khiếu văn nghệ cho bằng thích vơ nghệ và có khiếu vơ nghệ (lại là thứ nghệ mà chỉ giáo nhân không thích) phải sinh hoạt, như đi học đàn, học nhẩy, học hát, học làm người mẫu, học đóng phim, học viết báo v.v.

-Không nên sửa phạt thụ giáo nhân về những lỗi lầm, mà, trực tiếp hay gián tiếp, đă gây ra bởi chính những sơ xuất hay thiếu sót của chỉ giáo nhân, dù vô t́nh đi nữa. Chẳng hạn, quát mắng hay tạt vả thụ giáo nhân v́ tội hay nói tục của chúng, trong khi chửi thề lại là những thành ngữ thông dụng trên đâu môi chót lưỡi của chỉ giáo nhân.

-Không nên nhai đi nhai lại một cách mỉa mai những lỗi lầm của thụ giáo nhân. Nhất là, không nên rao rêu hay chê trách những lỗi lầm của chúng cho người khác, nhất là cho đồng bạn của chúng biết như kiểu than phiền về chúng, hơn là có ư cho đồng bạn của chúng biết để đề pḥng chúng hoặc để đồng bạn chúng nhờ đó sẽ giúp chúng đắc lực hơn. 

 -Không nên làm hư hại đến những khả năng thiên phú của chúng, làm tổn thương đến những ước mong chính đáng của chúng, làm nhỡ nhàng những công tŕnh hữu sự của chúng, bằng những hành động ngăn cấm, ngăn cản, đả phá, phê b́nh, phản đối, thọc gậy v.v., làm cho chúng nản chí, thất bại, thua thiệt đáng tiếc.

-Không nên dậy bảo thụ giáo nhân những điều mà chính chỉ giáo nhân c̣n hồ nghi, cắt nghĩa cho chúng những điều sai lạc theo tâm tính và xu hướng của ḿnh, bắt chúng làm những điều tai hại, tuyên truyền cho chúng những điều xấu xa, gây cho chúng những ấn tượng và thành kiến không hay, không tốt về bất cứ một người hay một sự ǵ đó theo chủ quan của họ, chứ không phải theo khách quan của chính sự.

-Không nên có thái độ giận cá chém thớt, cha mẹ tức với nhau lại đổ lên đầu con cái, hay cha mẹ tức với người ngoài con cái lại phải lănh hậu qủa bởi đấy mà ra, hoặc cha mẹ tức với đứa con này, đứa khác cũng phải chịu ảnh hưởng lây.

-v.v. và v.v.

 

CÔNG BẰNG GIỮA THỤ GIÁO NHÂN VÀ THỤ GIÁO NHÂN VỚI NHAU

  

Ngoài chính ḿnh là chỉ giáo nhân với các thụ giáo nhân, trong khi giáo dục từ hai thụ giáo nhân trở lên, chỉ giáo nhân cũng cần để ư đến tính cách công bằng này nữa. Tức là, cũng trong tâm tưởng và ngoài ngôn hành, chỉ giáo nhân phải đối xử với mọi thụ giáo nhân dưới quyền coi sóc, chỉ bảo và thưởng phạt của ḿnh một cách hết sức vô tư và đồng đều, v́ chúng cũng là những con người như nhau về nhân tính. Hơn thế nữa, công bằng thật sự c̣n ở tại đối xử với mỗi thụ giáo nhân theo nhu cầu và tŕnh độ của chúng một cách chính đáng, chứ không phải đứa khỏe cũng chỉ cho ăn bằng đứa yếu, đứa tật nguyền cũng phải làm được như đứa lành mạnh, và càng không phải đối xử với chúng chỉ v́ cảm t́nh riêng tư giữa ḿnh đối với một đứa nào.Dựa vào những nguyên tắc công bằng trong việc giáo dục các thụ giáo nhân dưới quyền ḿnh cùng một lúc như thế, chỉ giáo nhân nên lưu ư đến những điểm thực hành sau đây:

-Không nên thưởng phạt một thụ giáo nhân nào đó chỉ v́ nó đă làm lợi hay tác hại cho riêng cá nhân của chỉ giáo nhân. Chẳng hạn, không khen thưởng cho những đứa chăm chỉ học hành, đạt được cao điểm trong trường, chỉ khen thưởng những đứa chịu khó giặt quần áo, đánh móng tay, siêng đấm bóp cho ḿnh; hay không phạt những đứa bắt nạt anh em trong nhà, chỉ phạt những đứa dám hỗn láo với ḿnh mà thôi v.v.

-Không nên đem so sánh đứa này với đứa kia một cách thiên tư. Chẳng hạn, nâng đứa này lên cố ư để hạ đứa kia xuống,

hay ngược lại, có ư hạ đứa này xuống là để nâng đứa kia lên, làm cho những đứa bị hạ nhục bẽ mặt, chỉ v́ có ác cảm với chúng, v́ muốn trả đũa chúng, hay v́ muốn nịnh những đứa chỉ giáo nhân ưa thích hầu lấy ḷng chúng v.v. Bởi v́, làm như thế, lợi th́ ít mà hại th́ nhiều. Ở chỗ, đứa được đem ra làm gương mẫu sẽ dễ lên mặt coi thường kẻ khác, nhất là đối với những đứa mà nó được trực tiếp nêu lên làm mô phạm cho; trong khi đó, những đứa bị hạ sẽ cảm thấy tủi, nhục, ghen, tức, nhất là khi nó biết đứa kia có những cái c̣n kém hơn nó, để rồi đâm ra không thích nhau, thậm chí dễ bất thuận với nhau, thật là tai hại.

-Không nên dùng đứa này làm công an theo dơi đứa kia, để biết t́nh h́nh của đứa mà ḿnh muốn canh chừng, căn cứ vào các báo cáo của đứa mà ḿnh tin cẩn giao trách nhiệm cho. Làm như thế sẽ có rất nhiều hậu qủa tai hại. Chẳng hạn, gây chia rẽ giữa chúng với nhau, nếu chúng biết được sứ mệnh hay mật vụ của nhau; chỉ giáo nhân sẽ dễ bị đứa mà họ tin tưởng

giao cho nhiệm vụ theo dơi đánh lừa với những báo cáo gian của chúng, một khi chúng có ǵ đang tức với chính đứa mà nó đang theo dơi; chỉ giáo nhân se bị đứa mà họ đang theo dơi qua một đứa khác mất ḷng tin tưởng hơn là chúng thêm ḷng sợ hăi chỉ giáo nhân; thụ giáo nhân bị chỉ giáo nhân cho người theo dơi đó, nếu biết được âm mưu của chỉ giáo nhân, chẳng những mất tin tưởng chỉ giáo nhân, lại c̣n t́m cách giấu giếm và trở nên gian dối hơn cho khỏi bị lộ tẩy v.v.

-Không được thưởng phạt hai thụ giáo nhân cùng làm một việc tốt hay xấu giống nhau một cách thiên vị, như đứa th́ bị nặng đứa th́ bị nhẹ, đứa được thưởng nhiều đứa được thưởng ít, nếu không có một lư do nào chính đáng khác để đứa bị phạt nặng hơn hay được thưởng ít hơn, dù có gặp trường hợp như thế, cũng không cảm thấy ấm ức, tức giận chỉ giáo nhân.

-Không nên lén lút hay ngang nhiên lấy của đứa này cho đứa kia để chiều theo ư thích hay đ̣i hỏi của chúng, trừ khi v́ nhu cầu khẩn thiết của chúng, hay được trao đổi một cách công minh để bù đắp sự thiệt tḥi của đứa phải hy sinh. Cũng không nên dùng quyền bắt ép chúng phải cho nhau, nhường nhau những cái mà chúng không muốn. Kể cả việc bắt đứa này phải làm việc thay cho đứa kia, nếu đứa kia không có một lư do chính đáng tạm thời nào đó, cũng không nên làm. Dầu vậy, đứa được làm thay cũng phải làm hoặc cho đứa làm thay ḿnh một cái ǵ đó bù lại một cách công bằng và có vẻ biết ơn nhau mới được.

-Không nên qui trách nhiệm thất bại hay lỗi lầm của cả nhóm, hay cả đám thụ giáo nhân với nhau cho một ḿnh đứa chỉ huy và chỉ phạt một ḿnh đứa làm đầu ấy thôi, mà không đả động ǵ đến những đứa c̣n lại, là những thành phần, không nhiều th́ ít, không trực tiếp cũng gián tiếp, can dự vào việc lầm lỗi chung như thế, trừ phi đứa làm đầu anh hùng đứng ra chịu tội thay cho cả nhóm.

-Không nên đem lỗi lầm của thụ giáo nhân này nói với thụ giáo nhân khác nghe, một khi những điều đó c̣n kín đáo, chỉ có một ḿnh chỉ giáo nhân biết mà thôi.

-Không nên ban quyền cho thụ huấn nhân này ra h́nh phạt hay tự tay chúng sửa phạt lẫn nhau. Cho dù thụ giáo nhân này có xúc phạm trầm trọng đến thụ giáo nhân kia đến thế nào đi nữa, cũng không nên làm như vậy. Cùng lắm, hỏi ư kiến của đứa

là nạn nhân xem có đồng ư với chỉ giáo nhân về h́nh phạt mà đứa gây sự phải chịu không, nhưng quyền quyết định bao giờ cũng phải do chính chỉ giáo nhân cân nhắc và quyết định, sao cho công bằng, để đứa bị phạt v́ lầm lỗi của nó gây ra cũng không cảm thấy uất ức, lại c̣n cảm thấy ân hận và chấp nhận h́nh phạt của nó.

-Không nên âm thầm kín đáo lo liệu những phương tiện hay hoàn cảnh thuận lợi cho thụ huấn nhân nào đó có cảm t́nh với ḿnh, để chúng có thể chu toàn huấn lệnh hay mệnh lệnh của ḿnh một cách dễ dàng và ngon lành. Trong khi đó, những đứa

hay căi lại ḿnh hoặc hỗn với ḿnh, nghiă là mất cảm t́nh với ḿnh, chẳng những chỉ giáo nhân không giúp đỡ hay nâng đỡ để giúp chúng chu toàn phận vụ đă trao cho chúng th́ chớ, lại c̣n giao nhiều nhiệm vụ nặng nề, khó khăn hơn cho chúng

làm, để rồi, hễ không hoàn tất đúng giờ, đúng kiểu, đúng ư chỉ giáo nhân, chúng sẽ bị phạt thẳng tay v.v.

-Không nên bênh chữa hay che chở cho một thụ huấn nhân nào, dù có cảm t́nh với nó mấy đi nữa, một khi thấy nó có lỗi rơ ràng, không sửa phạt không được, kẻo nó nhất định sẽ hư đi. Trong khi đó, lại hay làm cho đứa khác bị phạt bởi chỉ giáo nhân khác, bằng cách mách khéo, hay bởi chính ḿnh, bằng những xét đoán ngặt nghèo, tỉ mỉ, hơn thế, lại c̣n vui

mừng v́ nó bị phạt hay khi thấy nó bị phạt, hoặc sung sướng sửa phạt nó một cách mát tay.

 

 CÔNG BẰNG GIỮA THỤ GIÁO NHÂN VÀ CÔNG VIỆC GIÁO DỤC THỤ GIÁO NHÂN

  

Công Bằng giữa thụ giáo nhân và công việc giáo dục thụ giáo nhân ở chỗ, chỉ giáo nhân cần phải coi sóc, chỉ bảo hay thưởng phạt chúng một cách hợp t́nh theo tâm lư của chúng, hợp lư theo đạo lư làm người, và hợp cảnh theo cuộc đời của chúng, làm sao cho vừa xứng hợp với chúng, vừa thuận hợp với trời, lại thích hợp với đời, bao nhiêu có thể, lúc nào có thể và ở đâu có thể, chứ không phải chỉ theo ư nghĩ, ư thích và ư riêng của chỉ giáo nhân mà thôi.Dựa vào những nguyên tắc giáo dục một cách công bằng giữa thụ giáo nhân và công việc giáo dục thụ giáo nhân đó, chỉ giáo nhân nên lưu ư đến những việc thực hành sau đây:

-Không nên bảo thụ giáo nhân giữ, tránh hay chịu một việc ǵ hay điều ǵ mà chỉ giáo nhân biết chắc hay hầu như dám chắc rằng thụ giáo nhân không thể thực hiện được, dù việc đó hay điều đó có cần thiết cho thụ giáo nhân đến mấy đi nữa, và dù việc đó đối với các thụ giáo nhân khác có dễ mấy đi nữa. Nếu cần, hay muốn thử chúng, trước hết, phải chỉ dẫn hay huấn luyện chúng một cách kỹ càng, và nâng đỡ chúng cả đang khi chúng thực hiện, cho đến khi chúng có the tự lực hoàn thành.

-Không nên thử thách thụ giáo nhân qúa sức, dù để trắc nghiệm xem thụ giáo nhân đă cải tiến tới đâu trong việc sửa nết xấu hay thăng tiến tới đâu trong việc tập tính tốt, đến nỗi, nếu không ư tứ, đức tính sẽ biến thành nết xấu và nết xấu sẽ hóa thành tội vạ cho chính thụ giáo nhân, như trường hợp chúng thấy ḿnh giỏi qúa hóa tự kiêu và khinh người, hoặc ngược lại, chúng thấy ḿnh dở qúa đâm nản chí cho hư hỏng luôn.

-Không nên vùi dập đi những cơ hội tốt, những dịp may cần thiết cho thụ giáo nhân trong việc phát triển những năng khiếu bẩm sinh, hay luyện tập những khả năng hữu dụng cho đời sống, để con người của chúng được kiện toàn bao nhiêu có thể. Trái lại, nên t́m hết cách thuận lợi nhất và những phương thế thích hợp nhất, nâng đỡ và giúp đỡ thụ giáo nhân một cách khéo léo, để chúng chẳng những không bị lệ thuộc vào ḿnh, lại c̣n nhờ đó mà đạt đến tầm mức kiện toàn của chúng

một cách chắc chắn và mau chóng.

-Không nên đ̣i buộc thụ giáo nhân những điều kiện không cần thiết hay không thể đáp ứng bởi thụ giáo nhân, trước khi thực hiện cho thụ giáo nhân điều này hay điều kia, như thỏa đáng nhu cầu, đ̣i hỏi hay ư nguyện của chúng, như tha cho chúng những lỗi lầm v.v.

-Không nên để mặc thụ giáo nhân đầy thiện chí bị chới với chơi vơi, đuối sức kiệt lực, đến nỗi, hầu như, nếu không được

chỉ giáo nhân ra tay cứu giúp kịp thời, chắc chắn chúng sẽ buông trôi cuộc đời, sẽ sa ngă hay thất bại về một phương diện nào đó liên quan đến sự sống c̣n về thể lư cũng như tâm thần của chúng. Riêng trường hợp thụ giáo nhân qúa cố chấp, không chịu nghe lời khuyên bảo của ḿnh, chỉ giáo nhân có thể để cho chúng vấp phạm về luân lư, thất bại về hoạt động,

miễn là đừng để cho chúng nản chí, mà chỉ để cho chúng mở mắt ra, bằng cách theo dơi, đề pḥng và đỡ lấy chúng, nếu bất trắc thực sự xẩy ra cho chúng.